Hiện nay, in lụa vẫn là kĩ thuật in ấn thịnh hành và phổ biến. Trong bài viết dưới đây Intoroigiare.vn sẽ cho bạn cái nhìn khái quát nhất về công nghệ in ấn để bạn bỏ túi và áp dụng khi cần thiết.
Mục Lục
In lụa là gì?
In lụa được biết là kỹ thuật in ấn sử dụng khuôn in. Theo đó khuôn in này được định hình in. Tiếp sẽ dùng thanh gạt để tán đều màu mực in lên sản phẩm qua tấm lưới in. Trước đây kỹ thuật in lụa thường dùng vật tơ lụa để ngăn cách giữa mực in và bề mặt vật liệu cần in. Sau này nhờ công nghệ hiện nay thì nó đỡ kén vật liệu hơn. Có thể dùng vải sợi, lưới kim loại hoặc vải bông…
Ưu và Nhược điểm của công nghệ in lụa
Mỗi công nghệ in đều sở hữu ưu điểm và ẩn chứa nhược điểm. Tất nhiên công nghệ in lụa cũng không ngoại trừ.
Về ưu điểm:
– Chi phí thấp, in nhanh chóng và thuận tiện.
– In trên nhiều chất liệu đa dạng mà vẫn đảm bảo chất lượng sắc nét, không lem màu ra ngoài.
– In ấn màu sắc phong phú, theo nhu cầu riêng mà khách chọn.
Về nhược điểm:
– Tiêu tốn nhiều thời gian nếu muốn in nhiều màu sắc. Bởi một khuôn in chỉ có 1 màu nên cần sử dụng các khuôn in khác nhau khi cần màu sắc đa dạng.
– Chi phí bỏ ra cao hơn nếu in nhiều màu.
– Phải đảm bảo chất lượng mực in nếu không hình in sẽ dễ bị đứt gãy.
– Khó tẩy, vệ sinh nếu mực bị lem hay nhòe.
– Chỉ phù hợp với đơn hàng số lượng ít.
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật in lụa
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật in lụa là thấm mực.
Trước hết mực in được bỏ vào lòng khung sau đó gạt bằng lưỡi dao cao su. Chính điều này giúp mực thấm qua lưới để in lên bề mặt vật liệu cần in đặt bên dưới.
Trước đây thì kỹ thuật này được in bằng cách thủ công. Nhưng sau này để đáp ứng tốc độ nhanh cũng như tiết kiệm chi phí, nhân công và chất lượng in đồng đều thì in lụa được sử dụng bằng máy móc hiện đại.
Với kỹ thuật này thì được sử dụng với nhiều chất liệu đa dạng như vải, thủy tinh, gạch men…. Đem đến thành phẩm tinh tế, độc đáo.
Ứng dụng của công nghệ in lụa
Công nghệ in lụa đã đánh được dấu mốc cực kỳ quan trọng in ấn. Nhờ thế tính ứng dụng của nó cực kỳ phổ biến:
– In thiệp, in túi vải, in túi giấy, túi nilon… số lượng ít.
– In trên chất liệu chai lọ, kim loại, gạch, đá, đồ mỹ nghệ với tính thẩm mỹ cao…
– Dùng như một phương pháp hỗ trợ sau in phủ UV như in sticker, in tem nhãn, làm thẻ cào….
– In trên những sản phẩm chất liệu da thời trang đẹp.
– In ấn phẩm quảng cáo như in tờ rơi, in catalogue, in brochure, in name card,…
Khi nào nên sử dụng kỹ thuật in lụa
Khi có nhu cầu in số lượng ít trên những vật liệu đa dạng như vải, thủy tinh, nilon… Hay kim loại, gỗ, giấy thì nên chọn kỹ thuật in lụa vì tạo ra ấn phẩm sắc nét và hoàn hảo.
Ngày nay nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay tiêu dùng cũng thích dùng kỹ thuật này để thay cho phương pháp vẽ dưới men đối với gạch men hay đồ gốm…
Quy trình của kỹ thuật in lụa
In lụa được thực hiện theo quy trình khép kín và chuyên nghiệp:
– Bước 1: Chọn khung in và chuẩn bị pha keo.
– Bước 2: Tiếp đến là chụp bản.
– Bước 3: Đây là bước quan trọng pha mực để phù hợp với chất liệu in.
– Bước 4: Tiếp đến, tiến hành in thử và canh tay kê phù hợp
Bỏ lượng mực in lên máng và quét đều lên 2 mặt. Sau đó sấy khô, dán phim lên mặt bên ngoài của lưới in. Tiếp tục dùng băng dính lại 4 góc.
Sau đó lấy tấm kính ép vào phim, đem phơi và kiểm tra lại.
– Bước 5: Sau khi thấy chất lượng bản in thử tốt thì tiến hành in hàng loạt.
– Bước 6: Lấy phim ra khỏi khung in. Vệ sinh khung sau khi in bằng cách rửa và phơi khô để cho in lần sau.
Những lỗi thường gặp của công nghệ in lụa
Kỹ thuật in lụa được tiến hành với cách thức khá đơn giản. Tuy nhiên vẫn mắc phải những lỗi thường gặp.
– Chọn mắt lưới không đúng.
– Mực in bị quánh lại hoặc do rửa khuôn in chưa sạch khiến lưới in bị tắt
– Mực in bị loang vấy bẩn lên vật liệu. Có thể do không cẩn thận lúc lấy sản phẩm ra ha vật liệu in hút mực không tốt…
– Mực in không đồng đều có thể do dao gạt mực hay bàn in không phẳng, khung bị vênh…
– Mực in xuống quá nhiều hoặc xuống quá nhạt.
– Có nhiều chấm màu trên ấn phẩm do màng keo tráng bề mặt bị rỗ hay xước…
– Lỗi hình cần in lớn hơn khung in.
– Lỗi sự cố tĩnh điện khiến bụi bám nhiều trên các dụng cụ hay bề mặt in. Gây ảnh hưởng đến chất lượng in ấn.
Với những lỗi trên bản thân xưởng in phải thật sự có chuyên môn, kinh nghiệm để khắc phục. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng ấn phẩm ra đời và hình ảnh thương hiệu của khách hàng.
Với bài viết này Intoroigiare.vn hy vọng quý khách tâm đắc với những chia sẻ hữu ích về in lụa. Nếu công ty, doanh nghiệp bạn đang cần đặt đơn in lụa giá tốt, chuyên nghiệp và uy tín tại TPHCM. Đừng quên Intoroigiare.vn chính là xưởng in đáp ứng mọi điều kiện tuyệt vời đấy. Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá nhanh chóng nhé!
Bài viết liên quan: In Offset Là Gì? Những Ưu Điểm Khi Dùng Kỹ Thuật In Offset
Hello, Mình là Nguyễn Ngọc Hiền – CO Founder công ty TNHH – intoroigiare.vn HCM. Công ty chúng tôi với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn bao bì, tờ rơi, in catalogue, in brochure… kết hợp với những đối tác lớn như in thành tiến, thegioididong,… chúng tôi cam kết gửi đến khách hàng những ấn phẩm chất lượng nhất, uy tín nhất HCM.