Hiện nay trên thị trường cùng với sự phát triển của in kỹ thuật số, in lụa, in offset, in trục ống đồng thì in nhiệt cũng là công nghệ được áp dụng đa dạng. Nó ngày càng được nhiều xưởng in áp dụng bởi hiệu quả mang lại vượt trội. Và như thế nào là in nhiệt? Nguyên lý hoạt động như thế nào, ứng dụng ra sao? Có ưu và nhược điểm gì? Intoroigiare.vn sẽ giới thiệu chi tiết qua bài viết giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn.
Mục Lục
In nhiệt là gì?
In nhiệt là một phương pháp kỹ thuật in kỹ thuật số sử dụng máy in nhiệt để làm nóng lớp phủ ribbon dính vào chất liệu cần in.
Đây là một trong ba nhóm công nghệ in ấn hiện đại và tân tiến nhất hiện nay trên thị trường gồm chuyển sáp nhiệt, nhóm in nhiệt và nhuộm thăng hoa nhiệt.
Công nghệ in nhiệt được phát minh bởi tập đoàn SATO Group ở Nhật Bản cùng với chiếc máy in có tên SATO M – 2311 đầu tiên ra đời năm 1982.
Nguyên lý của kỹ thuật in nhiệt
Mỗi công nghệ kỹ thuật in sẽ có những nguyên lý hoạt động đặc trưng, và kỹ thuật in nhiệt cũng vậy. Dưới đây, Intoroigiare.vn sẽ đưa bạn đọc khám phá nguyên lý của kỹ thuật in nhiệt. Cụ thể:
– Trước khi in, dưới sức nóng của nhiệt độ, mực in sẽ bốc hơi và bám chặt vào giấy chuyển nhiệt. Qua một khoảng thời gian, mực in sẽ nguội và khô cứng lại trên giấy chuyển nhiệt.
– Tiếp theo, cường độ màu sắc sẽ được thay đổi khi máy cảm biến chính xác về nhiệt độ. Đồng thời máy in có nhiệm vụ sẽ chuyển màu sắc xuống liên tục trên giấy chuyển nhiệt nhằm tạo ra hình ảnh sắc nét và trung thực nhất.
– Cuối cùng máy ép nhiệt sẽ chuyển các hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt sang những vật liệu cần in và kết thúc công đoạn in nhiệt cho ra thành phẩm hoàn chỉnh.
Ưu và Nhược điểm của công nghệ in nhiệt
Những ưu và nhược điểm của công nghệ in nhiệt mà Intoroigiare.vn muốn giới thiệu là:
Ưu điểm:
– Giá thành nguyên vật liệu không cao, chi phí đầu tư thấp phù hợp với mọi nguồn tài chính.
– Quá trình sử dụng đơn giản, dễ dàng thực hiện và không cầu kỳ
– Không đòi hỏi số lượng nhân công trong quá trình vận hành
– Sử dụng in nhiệt cho ra các sản phẩm bền màu, giữ màu rất tốt, độ bão hòa màu sắc chuẩn xác, chuẩn thực tế và rất đẹp.
– Dễ dàng ứng dụng phổ biến cho in tranh kính, in vải, in áo thun…
– Có khả năng linh động in ở mọi vị trí bất kỳ trên sản phẩm cần in
– Độ in hình ảnh sắc nét và công nghệ in tân tiến hơn các công nghệ in trực tiếp.
Nhược điểm:
– Hạn chế loại nguyên vật liệu và chỉ áp dụng cho những vật liệu thông thường.
– Chỉ thích hợp với những mô hình nhỏ và lẻ, số lượng ít, các sản phẩm không đòi hỏi nhiều về giá trị thẩm mỹ, thời trang.
– Dựa vào mức độ bám dính của từng chất liệu in mà sử dụng công nghệ in nhiệt.
– Dễ dàng bị bong tróc trong quá trình sử dụng khi không bảo quản tốt.
– Chỉ in được các vật liệu in có bề mặt rộng và phẳng
– Phù hợp trên các vật liệu in màu trắng và khó lên màu đối với các vật liệu in tối màu.
– Không dùng được cho các vật liệu in dạng thô và các vật liệu in mềm dễ nóng chảy như bao bì, túi nilon.
Khi nào nên sử dụng kỹ thuật in nhiệt
Kỹ thuật in nhiệt nên sử dụng khi doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị hay tổ chức nào đó có nhu cầu làm quà tri ân, quà tặng, bướu, PR sản phẩm và quảng bá hình ảnh thương hiệu với một chi phí đầu tư hợp lý.
Ngoài ra, một số nhóm có thể sử dụng in nhiệt để tạo ra những bộ thời trang độc quyền làm đồng phục để cùng nhau diện vào các dịp lễ, sự kiện, hoạt động vui chơi….
Ứng dụng của công nghệ in nhiệt
In nhiệt là công nghệ được ứng dụng rất đa dạng trong mọi lĩnh vực hiện nay trong cuộc sống. Có thể kể đến một số ứng dụng như:
– In nhiệt lên tấm kim loại
– In nhiệt lên đĩa
– In nhiệt lên cà vạt
– In nhiệt lên các loại tranh thép
– In nhiệt lên ly
– In nhiệt lên nón
– In nhiệt lên áo thun
Ngoài ra công nghệ in nhiệt còn có thể sử dụng để in sticker, in tem nhãn, in decal, in name card, in backdrop…
Quy trình của kỹ thuật in nhiệt
Tại Intoroigiare.vn có quy trình kỹ thuật in nhiệt gồm các bước sau:
Bước 1: Chuyển hình ảnh từ file thiết kế sang chất liệu giấy chuyển nhiệt dưới tác động của máy in nhiệt (hay còn được gọi là công đoạn sử dụng in ngược file).
Bước 2: Sử dụng máy ép nhiệt phẳng với cài đặt có thời gian, nhiệt độ tương ứng cho từng sản phẩm in cần được ép.
Bước 3: Khi máy ép đã đạt được nhiệt độ cài đặt theo quy định thì tiến hành đặt phôi lên mâm. Từ đó thực hiện up file hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt lên vị trí vật liệu in cần được in.
Bước 4: Tiến hành công đoạn ép chậm trên máy cho đến khi thời gian cài đặt trước trên máy chạy lùi dần về số 0.
Bước 5: Sau khi thực hiện ép xong, máy in nhiệt sẽ phát tin hiệu thông báo. Tại thời điểm này, chỉ cần mở mâm và lấy ấn phẩm hoàn thành ra bên ngoài.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm của công nghệ in nhiệt
Để đánh giá được và đúng về chất lượng thành phẩm của công nghệ in nhiệt, ta cần phải dựa vào các tiêu chuẩn sau:
– Màu sắc sau khi in nhiệt ấn tượng, hài hòa và chân thật
– Kích thước nội dung, hình ảnh sau khi in so với bản thiết kế mẫu trước đó phải đạt chuẩn
– Độ sinh động và hiệu ứng mà in nhiệt mang lại
– Tuổi thọ của sản phẩm theo thời gian sử dụng
– Độ sắc nét và bám tốt của màu mực in
– Giá trị thẩm mỹ, thời trang mà ấn phẩm in nhiệt mang lại cho người nhìn cảm nhận
– Độ chính xác của từng chi tiết so với file mẫu yêu cầu
Ở trên là những chia sẽ về kỹ thuật in nhiệt của Intoroigiare.vn đến với quý bạn đọc. Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ in nhiệt cho tất cả mọi chất liệu in, kích thước, kiểu dáng và số lượng đơn hàng. Nếu có nhu cầu tìm hiểu chính xác, chi tiết và sở hữu cho mình những ấn phẩm in nhiệt độc quyền, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline bạn nhé!
Tham khảo: In Ống Đồng Là Gì? Các Điều Cần Biết Về In Ống Đồng
Hello, Mình là Nguyễn Ngọc Hiền – CO Founder công ty TNHH – intoroigiare.vn HCM. Công ty chúng tôi với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn bao bì, tờ rơi, in catalogue, in brochure… kết hợp với những đối tác lớn như in thành tiến, thegioididong,… chúng tôi cam kết gửi đến khách hàng những ấn phẩm chất lượng nhất, uy tín nhất HCM.